Về chúng tôi

giới thiệu công ty điện lực


CÔNG TY ĐIỆN LỰC VĨNH LONG TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN.

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và Thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); Thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 107 đơn vị hành chính cấp xã: 6 thị trấn, 14 phường và 87 xã.
Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn Thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nông nghiêp 118.918,5 ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiêp 33.050,5 ha, chiếm 21,74%. Trong đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4 ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2 ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4 ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2 ha, chiếm 0,62%.
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất 36,90C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,30C. Tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp với 7 tỉnh, thành: Bến Tre, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang và Sóc Trăng.
Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu nên đất đai màu mỡ, lại đảm bảo đủ nước ngọt quanh năm phục vụ phát triển ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện. Khai thác những lợi thế đó, tỉnh Vĩnh Long đã phân bổ sản xuất nông nghiệp theo hướng: khu vực đất liền sẽ tập trung trồng lúa, cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi bò, lợn, gà và nuôi trồng thuỷ sản; các cù lao trên sông là nơi có điều kiện thổ nhưỡng thích hợp trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nuôi cá trong các mương vườn, vùng bãi bồi ven sông, ven cù lao. Từ sự phân bổ này, ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm hướng tới mục tiêu đưa kinh tế vườn thành thế mạnh thứ hai trong sản xuất nông nghiệp, qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền vững theo vùng sinh thái, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, mang lại giá trị ngày càng tăng trên một đơn vị diện tích.
Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, mang lại giá trị thu nhập cao hơn cho người nông dân và phá thế độc canh cây lúa, tỉnh Vĩnh Long chủ trương đưa giá trị kinh tế từ vườn cây ăn quả thành thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Từ những chủ trương đúng đắn và những giải pháp thiết thực, phong trào phát triển kinh tế vườn ở Vĩnh Long phát triển khá mạnh mẽ. Trong những năm qua, người dân Vĩnh Long đã tích cực cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, tận dụng diện tích ngoài đê bao để lập vườn và trồng những cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, tỉnh đang từng bước hình thành nhiều vùng chuyên canh cây đặc sản như: cam sành ở Tam Bình, bưởi Năm Roi ở Bình Minh, nhãn, chôm chôm ở Long Hồ… Kinh tế vườn đã đem lại thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng /ha, thậm chí có loại trái cây đặc sản đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha/năm như: bưởi Năm Roi, cam sành, sầu riêng, xoài cát Hoà Lộc,...
Trong nỗ lực đưa kinh tế vườn phát triển mạnh và bền vững, tỉnh Vĩnh Long đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phù hợp nhằm ổn định và mở rộng đầu ra cho các sản phẩm trái cây của địa phương. Nhờ vậy, trái cây Vĩnh Long đã đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng toàn diện và bền vững.
Công ty Điện lực Vĩnh Long được thành lập từ 01/05/1975 trên cơ sở tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất của Trung tâm Điện lực Vĩnh Long (cũ), đến năm 1976 với tên gọi là Sở quản lý và phân phối điện Cửu Long (sát nhập tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long). Công ty Điện lực Vĩnh Long đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp cơ chế quản lý, chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và mô hình hoạt động của ngành điện Việt Nam như:
- Sở Điện lực Vĩnh Long: QĐ số 531/NL-TCCB-LĐ ngày 30/6/1993 của Bộ năng lượng về việc thành lập lại Sở Điện lực Vĩnh Long – Công ty Điện lực 2.
- Điện lực Vĩnh Long: QĐ số 245/ĐVN-TCCB-LĐ ngày 08/3/1996 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc đổi tên Sở Điện lực Vĩnh Long – Công ty Điện lực 2, thành Điện lực Vĩnh Long – Công ty Điện lực 2.
- Công ty Điện lực Vĩnh Long: QĐ số 691/QĐ-EVN SPC ngày 01/7/2010 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về việc ban hành điều lệ và hoạt động của Công ty Điện lực Vĩnh Long.

địa bàn hoạt động

SẢN LƯỢNG ĐIỆN THƯƠNG PHẨM

1.121,61 triệu kWh

(Tính đến 31/12/2021)

TỔNG SỐ KHÁCH HÀNG TRỰC TIẾP MUA ĐIỆN

332.884 Khách hàng

(Tính đến 31/12/2021)

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Sản xuất, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng

Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện; kiểm định an toàn kỹ thuật cho các thiết bị, dụng cụ điện

Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, lắp đặt, kiểm tra: Các loại thiết bị điện, phương tiện đo lường điện, dụng cụ đo lường điện, trang thiết bị điện, bảo vệ, điều khiển

Quản lý vận hành, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc các công trình lưới điện đến cấp điện áp 110kV. Thi công xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp.

Tư vấn quy hoạch điện lực; khảo sát, thiết kế; tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp

Đầu tư phát triển lưới điện có tính chất phân phối; các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo